Đại học Văn Lang (tiếng Anh: Van Lang University) thành lập năm 1995 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (quyết định số 71/TTg, 27/01/1995), là một trong những trường đại học ngoài công lập đầu tiên của cả nước. Năm 2015, Trường được cho phép chuyển đổi loại hình đại học từ dân lập sang tư thục. Đây là trường đại học đa ngành, đào tạo theo định hướng ứng dụng.
Năm 1995:[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 27/01/1995, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 71/TTg cho phép thành lập trường Đại học Dân lập Văn Lang.
Ngày 17/9/1995, 4.569 SV đầu tiên chính thức trở thành nhân vật trung tâm trong Lễ khai giảng đầu tiên tổ chức tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Năm 1998:[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 7/9/1998, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 813/TTg, giao hơn 6 ha đất ở Phường 5, Q. Gò Vấp, Tp. HCM cho Trường Đại học Văn Lang để xây trường
Năm 1999:[sửa | sửa mã nguồn]
- Trường Đại học Văn Lang tổ chức Lễ tốt nghiệp đầu tiên cho 2.103 cử nhân tại Nhà hát Hòa Bình - Tp. HCM.
- Ngày 18/11/1999, Trường Đại học Văn Lang sở hữu cơ sở đào tạo đầu tiên của mình (Trụ sở): số 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. HCM.
Năm 2000:
Năm 2000, Trường Đại học Văn Lang mua lại cơ sở của HTX Ngọc Thắng (số 233A Phan Văn Trị, P. 11, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM) để xây dựng Cơ sở 2 của Trường.
Năm 2003:[sửa | sửa mã nguồn]
Tháng 3/2003, Festival Sáng tạo Trẻ lần thứ nhất được tổ chức; do trường Đại học Dân lập Văn Lang khởi xướng và đăng cai tổ chức; với sự tham gia cùng của 3 trường bạn, trong đó có trường Đại học Kiến trúc và Đại học Tôn Đức Thắng.
Ngày 17/4/2003, Trường Đại học Văn Lang khánh thành tòa nhà Cơ sở 2, là nơi học tập cho sinh viên ngành kinh tế và mỹ thuật, và tổ chức các sự kiện lớn của Trường.
Năm 2005:
Ngày 17/4/2005, Trường Đại học Văn Lang tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập. Nhà trường vinh dự nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 22/4/2005, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đến dự Lễ trao bằng tốt nghiệp khóa 6 ngành Xây dựng.
Năm 2006:
Trường Đại học Văn Lang là một trong 20 trường đại học đầu tiên trên toàn quốc được chọn tham gia quy trình kiểm định chất lượng trường đại học.
Năm 2008:[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 2008, Quỹ Gia đình Văn Lang được vận động thành lập.
Năm 2009:[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 05/02/2009, Hội đồng Quốc gia Kiểm định chất lượng giáo dục đã đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT công nhận Trường Đại học Văn Lang đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Năm 2010:[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 11/01/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định số 177/QĐ-BGDĐT, phê duyệt Dự án Đào tạo Công nghệ Thông tin cho người khuyết tật do trường Đại học Dân lập Văn Lang và Tổ chức Catholic Relief Sevices (CRS, Mỹ) phối hợp thực hiện.
Ngày 23/4/2010, Trường Đại học Văn Lang tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập. Dịp này, Văn Lang đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng và Cờ Truyền thống của UBND Tp. HCM.
Ngày 2/8/2010, Trường làm Lễ treo bảng tên cho Ký túc xá sinh viên của trường.
Năm 2013:[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 14/11/2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao tặng Trường Bằng khen “Đơn vị đạt thành tích xuất sắc năm học 2012 – 2013”, danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc năm học 2012 – 2013”.
Năm 2015:[sửa | sửa mã nguồn]
Trường Đại học Văn Lang chuyển đổi loại hình từ dân lập sang tư thục, theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg. Đồng thời trường đặt lại mục tiêu đạt được mức kiểm định chất lượng giáo dục cao hơn vào năm 2020.[1]
Năm 2017:[sửa | sửa mã nguồn]
Trường ra mắt Tạp chí Đại học Văn Lang, chỉ số ISSN 25252429.
Năm 2017, Trường tiếp tục thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học lần 2. Tháng 12/2017, Trung tâm Kiểm định Chất lượng giáo dục – Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài Trường ĐH Văn Lang.
Ngày 24/02/2017, Trường Đại học Văn Lang tổ chức Lễ Khởi công xây dựng Cơ sở 3. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - GS. TS. Phùng Xuân Nhạ, cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan của Chính phủ tham dự.
Năm 2018:
12/1/2018, Trường Đại học Văn Lang là một trong hai trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh vinh dự được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
31/5/2018, Trường ĐH Văn Lang đón nhận Giấy chứng nhận đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học quốc gia và ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới.
Cơ sở 1[sửa | sửa mã nguồn]
Địa chỉ: 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. HCM
Là Văn phòng Hiệu bộ và các khoa đào tạo: Kiến trúc, Xây dựng, Môi trường & Công nghệ Sinh học, Ngoại ngữ, Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật. Từ năm học 2018-2019, Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Kỹ thuật chuyển sang học tập tại Cơ sở 3.
Cơ sở 2[sửa | sửa mã nguồn]
Địa chỉ: 233A Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Từ năm 2003 đến 2017, Cơ sở 2 là nơi diễn ra các sự kiện lớn của Trường, là nơi học tập của sinh viên khoa: Quan hệ Công chúng – Truyền thông & Nghệ thuật, Tài chính - Kế toán, Du lịch, Thương mại & Quản trị Kinh doanh, Mỹ thuật Công nghiệp.
Từ năm học 2018 - 2019, các khoa chuyển sang Cơ sở 3 học tập. Cơ sở 2 quy họach là nơi học tập của sinh viên Khoa Y dược và phát triển mô hình trường học – bệnh viện.
Cơ sở 3[sửa | sửa mã nguồn]
Địa chỉ: 8/68 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp. HCM (hoặc 69/68 hẻm 69 Đặng Thùy Trâm, P.12, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM).
Được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định giao cho trường năm 1998.
Năm 2015, trường Đại học Văn Lang hoàn thành quá trình đền bù, giải tỏa và san lấp mặt bằng. Cũng trong năm này, UBND TP. HCM phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết; hoàn tất thủ tục xây dựng.
Ngày 24/02/2017, trường Đại học Văn Lang long trọng tổ chức Lễ Khởi công xây dựng Cơ sở 3. Dự kiến, khu trường mới sẽ được xây dựng trong khuôn viên rộng gần 6ha, có tổng vốn đầu tư khoảng 100 triệu đô la (chưa kể giá trị đất), thiết kế theo mô hình trường đại học xanh, hiện đại.
Các khoa: Quan hệ công chúng – Truyền thông & Nghệ thuật, Xã hội & Nhân văn, Tài chính Kế toán, Du lịch, Thương mại & Quản trị Kinh doanh, Mỹ thuật Công nghiệp, Kỹ thuật, Công nghệ Thông tin.
Cơ sở 4[sửa | sửa mã nguồn]
108C Thống Nhất, Phường 16, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
Ký túc xá[sửa | sửa mã nguồn]
Địa chỉ: 160/63A – 63B Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Gồm 82 phòng, 600 chỗ ở.
Hiện nay, trường Đại học Văn Lang có 14 khoa và đào tạo 07 ngành bậc sau đại học, 30 ngành bậc đại học, tổ chức thành 5 nhóm ngành
Bậc Đại học[sửa | sửa mã nguồn]
Gồm các khoa:
- Khoa Luật Kinh tế: ngành Luật Kinh tế
- Khoa Công nghệ Thông tin: Ngành Kỹ thuật phần mềm, Ngành Công nghệ Thông tin
- Khoa Kỹ thuật: ngành Kỹ thuật Nhiệt
- Khoa Kiến trúc: ngành Kiến trúc
- Khoa Xây dựng:Ngành Kỹ thuật Xây dựng, Ngành Quản lý Xây dựng, Ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông
- Khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học: Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Ngành Công nghệ Sinh học
- Khoa Thương mại & Quản trị Kinh doanh: Ngành Kinh doanh Thương mại, Ngành Quản trị Kinh doanh
- Khoa Tài chính – Kế toán: Ngành Kế toán, Ngành Tài chính – Ngân hàng
- Khoa Du lịch: Ngành Quản trị Khách sạn, Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành
- Khoa Mỹ thuật Công nghiệp: Ngành Thiết kế Thời trang, Ngành Thiết kế Công nghiệp, Ngành Thiết kế Đồ họa, Ngành Thiết kế Nội thất
- Khoa Quan hệ Công chúng - Truyền thông & Nghệ thuật: Ngành Quan hệ Công chúng, Ngành Piano,Ngành Thanh nhạc
- Khoa Xã hội & Nhân văn: Ngành Đông phương học, Ngành Tâm lý học, Ngành Văn học (ứng dụng)
- Khoa Y dược: Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Ngành Điều dưỡng, Ngành Dược học
- Khoa Ngoại ngữ: ngành Ngôn ngữ Anh
Bậc Sau đại học[sửa | sửa mã nguồn]
- Kỹ thuật Môi trường,
- Quản lý Tài nguyên & Môi trường
- Quản trị Kinh doanh,
- Tài chính Ngân hàng
- Kinh doanh thương mại,
- Kiến trúc,
- Công nghệ sinh học.
Hội đồng Quản trị[sửa | sửa mã nguồn]
Hội đồng Quản trị của trường ĐH Văn Lang nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm 12 thành viên[3]
- Ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Bí thư Đảng ủy
- Ông Nguyễn Đắc Tâm – Phó Chủ tịch
- Ông Nguyễn Cao Trí – Phó Chủ tịch
- Ông Lê Ngọc Sơn - Ủy viên thường trực
- Ông Phạm Đình Phương – Ủy viên
- Ông Nguyễn Dũng - Ủy viên
- Bà Trần Thị Mỹ Diệu – Ủy viên, Hiệu trưởng
- Ông Võ Văn Tuấn – Ủy viên, Phó Hiệu trưởng thường trực
- Bà Nguyễn Thúy Bích - Ủy viên
- Ông Dương Trọng Dật – Ủy viên
- Ông Phạm Văn Lễ – Ủy viên
- Ông Trương Văn Hùng – Ủy viên
Ban Giám hiệu các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
- TS. Phạm Khắc Chi, Hiệu trưởng đầu tiên (3/1995 - 8/1997)
- PGS.TS. Lương Duyên Phu, Quyền Hiệu trưởng (8/1998 - 4/1999)
- GS.TSKH Nguyễn Ngọc Cẩn, Hiệu trưởng (4/1999 - 9/2001)
- TS. Nguyễn Dũng, Hiệu trưởng (9/2001 - 01/2016)
- TS. Nguyễn Đắc Tâm, Quyền Hiệu trưởng (01/2016 - 9/2016)
- PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng (từ tháng 9/2016)
Trường Đại học Văn Lang thành lập từ năm 1995. Sau hơn 20 năm kiên trì định hướng chất lượng, Nhà trường đã tổ chức Lễ tốt nghiệp cho 20 khóa sinh viên. Cho đến tháng 7/2018, Trường đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho 39.273 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư và 77 thạc sĩ.
Nguồn nhân lực đào tạo từ Trường Đại học Văn Lang được thị trường lao động chấp nhận. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp đạt 93,1% (kết quả khảo sát được thực hiện tháng 8/2017 đối với 1.835 sinh viên).
Tăng cường hợp tác quốc tế là hướng đi chiến lược của Trường Đại học Văn Lang giai đoạn mới, nhằm hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng cung ứng cho thị trường lao động trong khu vực và thế giới.
Hai chương trình đào tạo hợp tác quốc tế triển khai hiệu quả: Ngành Kỹ thuật Phần mềm và chuyên ngành Quản trị Hệ thống Thông tin (thuộc ngành Quản trị Kinh doanh) đào tạo theo chương trình của Trường ĐH Carnegie Mellon (Mỹ) và Chương trình Hai văn bằng Pháp – Việt hợp tác với ĐH Perpignan (Pháp) (2 ngành: Quản trị Khách sạn/ Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành).
Từ năm 2016, Văn Lang đẩy mạnh hoạt động hợp tác. Chỉ trong khoảng 2 năm (10/2016-9/2018), Trường đã ký kết hợp tác với 25 đơn vị trong nước và quốc tế.
- Hai SV Văn Lang đoạt giải World Silver Medallion[4].
No comments:
Post a Comment