Friday, October 26, 2018

Fernando Verdasco – Wikipedia tiếng Việt


Fernando Verdasco

Fernando Verdasco at the 2009 Wimbledon Championships 01.jpg
Quốc tịch
 Tây Ban Nha
Nơi cư trú
Madrid, Tây Ban Nha
Sinh
15 tháng 11, 1983 (34 tuổi)
Madrid, Tây Ban Nha
Chiều cao
1,88 m (6 ft 2 in)
Lên chuyên nghiệp
2001
Tay thuận
Tay trái; revers hai tay
Tiền thưởng
US$4.520.424
Đánh đơn
Thắng/Thua
226–164
Số danh hiệu
6
Thứ hạng cao nhất
7 (20.4.2009)
Thứ hạng hiện tại
60 (25.4.2016)
Thành tích đánh đơn Gland Slam
Úc Mở rộng
Bán Kết (2009)
Pháp mở rộng
4R (2007, 2008, 2009)
Wimbledon
Tứ Kết (2013)
Mỹ Mở rộng
Tứ Kết (2009)
Đánh đôi
Thắng/Thua
66–77
Số danh hiệu
1
Thứ hạng cao nhất
No. 31 (2 tháng 2 năm 2009)
Thành tích đánh đôi Gland Slam
Úc Mở rộng
QF (2009)
Pháp Mở rộng
2R (2007)
Wimbledon
3R (2008)
Mỹ Mở rộng
QF (2004, 2008)

Cập nhật lần cuối: 6 tháng 9 năm 2009.

Fernando Verdasco Carmona (sinh 15 tháng 11 năm 1983) là vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Tây Ban Nha. Theo bảng xếp hạng của ATP anh từng xếp ở vị trí thứ 9 trong các tay vợt nam hàng đầu thế giới. Verdasco bắt đầu chơi quần vợt từ năm 4 tuổi và có huấn luyện viên chính thức khi lên 8 tuổi.

Verdasco được biết đến là một tay vợt thuận tay trái và là một chuyên gia trên mặt sân đất nện. Anh đã giúp đội tuyển Tây Ban Nha giành 2 chức vô địch Davis Cup trong 2 năm 2008 và 2009. Trận đấu đáng nhớ nhất của anh là bán kết Australian Open 2009 và đã để thua tay vợt số 1 thế giới Rafael Nadal trong 5 set đấu. Trận đấu này được ghi nhận là trận đấu kéo dài lâu nhất trong lịch sử Australian Open





Verdasco chính thức trở thành tay vợt chuyên nghiệp từ năm 2001, khi anh 18 tuổi và đã kết thúc năm đầu tiên của mình ở vị trí thứ 464 thế giới.


2003[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 2003, Verdasco lần đầu tiên tham dựMasters Series tournament (Miami Masters và để thua trước tay vợt đồng hương Carlos Moyà. Tại giải Cincinnati, anh để thua trước Andy Roddick. Tại Wimbledon, anh bị loại ngay từ vòng đầu tiên bởiJarkko Nieminen sau trận đấu kéo dài 5 set. TạiU.S. Open, Verdasco chịu dừng bước ở vòng 3 sau khi thua Paradorn Srichaphan. Ở 2 vòng trước đó, anh đã đánh bại Tommy Robredo và Davide Sanguinetti. Đây cũng là năm Verdasco có bước tiến vượt bậc khi leo lên vị trí thứ 176 và kết thúc năm ở vị trí 109 thế giới.


2004[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 2004, Verdasco giành danh hiệu ATP Masters đầu tiên trong sự nghiệp tại Open de Tenis Comunidad Valenciana|Valencia sau khi giành chiến thắng trước đương kim vô địch Juan Carlos Ferrero. Anh kết thúc năm ở vị trí số 36 của ATP.


2005[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 2005, anh đã 2 lần đánh bại Andy Roddick tại Miami và Rome. Đây cũng là năm đầu tiên anh lọt tới vòng 4 của 1 giải Grand Slam tại Mỹ mở rông (US Open) và để thua Jarkko Nieminen. Trước đó, anh đã gây 1 bất ngờ khi đánh bại tay vợt số 1 của Serbia là Novak Djoković. Anh kết thúc năm ở vị trí 32 thế giới.


2006[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 2006, anh lọt vào vòng 4 Wimbledon trước khi bị loại bởi Radek Štěpánek sau 5 set. Tại US Open. Verdasco lọt tới vòng 3 và chịu gác vợt trước tay vợt đã vô địch Mỹ mở rộng năm đó là Andy Roddick sau 5 set. Tại 2 giải Masters Series tournaments cuối trong năm, Verdasco thua Tim Henman tại giải Madrid Masters và thua Michaël Llodra tại Paris Masters. Anh kết thúc năm và tụt xuống vị trí 35 trên bảng xếp hạng ATP.


2007[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 2007, anh để thua trước Novak Đjoković ở vòng 4 Pháp mở rộng (Rolland Garros) trước khi đánh bại Jérôme Haehnel, Dmitry Tursunov và David Ferrer. Cũng trong năm 2007, Verdasco để thua trước Richard Gasquet tại Monte Carlo Masters và Rome Masters, sau đó tiếp tục nhận thất bại trước Tomáš Berdych tại Hamburg Masters. Anh lọt tới vòng 3 Wimbledon và chịu thua Andy Roddick. Trong giải đấu đước tổ chức tại quê nhà Madrid Masters, Verdasco đã thắng tay vợt đồng hương Albert Montañés nhưng sau đó lại phải đối mặt hạt giống sô 3 của giải Novak Đoković, Verdasco đã thắng được set đầu tiên nhưng lại để thua 2 set còn lại với cùng tỷ số 6–3. Tại giải St. Petersburg Open, Verdasco đã lọt tới trận chung kết của giải đấu mà không để thua 1 set nào và đánh bại Marin Čilić, trước đó, Verdasco đã có chiến thắng 6–2, 6–3 trước Andy Murray. Anh kết thúc năm ở vị trí số 27 thế giới.


2008[sửa | sửa mã nguồn]


Fernando Verdasco tham dự Australian Open với tư cách là hạt giống số 25. Anh đã thắng trận đầu trước Thierry Ascione với tỷ số 6–4,6–0,6–3 nhưng bị loại ngay từ vòng 2 bởi Janko Tipsarević. Anh tham dự giải Dubai Tennis Championships và để thua 3–6, 6–3, 6–7 (5–7) trước Andy Murray tại vòng 2. Tại giải Berlin, anh đánh cặp cùng Feliciano López cho đội tuyển Tây Ban Nha trong trận bán kết giải Davis Cup và chiến thắng trước cặp đôi của đội tuyển Đức của Philipp Kohlschreiber vàPhilipp Petzschner trong vòng 4 giờ 45 phút với tỷ số 6–7(3), 7–6(1), 6–4, 2–6, 12–10. Tại giải Monte Carlo Masters ở Monaco, Verdasco thua Gaël Monfils và bị loại ngay từ vòng 1. Tại Hamburg Masters, anh đánh bại Mikhail Youzhny 6–2, 6–3 ở vòng 1. vòng 2 thắng Michaël Llodra 6–2, 6–0. vòng 3 thắng David Ferrer 7–6 (4), 6–2. Cuối cùng đến vòng 4, anh thua tay vợt số 1 thế giới lúc đó là Roger Federer 6–3, 6–3. Tại Roland Garros Verdasco là hạt giống số 22 và tiến đước đến vòng 16 tay vợt mạnh nhất và để thua trước Rafael Nadal.


Verdasco tại Mỹ mở rộng 2008

Sau thành tích tuyệt vời tại Pháp mở rộng, anh leo lên vị trí số 20 thế giới. Sau đó, Verdasco lọt tới trận chung kết Nottingham Open và tiếp túc leo lên số 18 thế giới. Tại Wimbledon, anh để thua Mario Ančić ở vòng 4 và điều này là đủ để anh leo lên vị trí 13 thế giới. Tại US Open 2008, anh là hạt giống số 13 nhưng lại bị loại từ vòng 3 bởi hạt giống số 23 Igor Andreev.

Tháng 11, anh đã giúp đội tuyển Davis Cup Tây Ban Nha giành chức vô địch sau trận chung kết trước đội tuyển Argentina


2009[sửa | sửa mã nguồn]



Tại Australian Open, Ở vòng 4, anh đối đầu với hạt giống số 4 Andy Murray và giành chiến thắng sau 5 set. Sau đó, anh đã đánh bại Jo-Wilfried Tsonga 7–6(2), 3–6, 6–3, 6–2 và đi tiếp tới trận bán kết. Trong trận bán kết, Fernando Verdasco phải đối đầu với Rafael Nadal và để thua 7–6(4), 4–6, 6–7(2), 7–6(1), 4–6 trong một trận đấu kéo dài lâu nhất Australian Open (5 giờ, 14 phút).
Tại Indian Wells, anh để thuaRoger Federer 6–3, 7–6(5). Tại 2009 Miami Masters, Verdasco kỷ niêm trận đấu thứ 200 bằng chiến thắng trước Benjamin Becker ở vòng 2 nhưng sau đó thua Andy Murray 6–1, 6–2. Lúc này, Verdasco đã leo lên vị trí số 8 thế giới
Anh để thua Novak Djokovic 2–6, 6–4, 3–6 tại Barcelona. Tại 2009 Rome Masters, anh lọt tới bạn kết và để thua Rafael Nadal 6–3, 6–3. Tại 2009 Madrid Masters, Verdasco lọt tới tứ kết và thua Nadal 6–4, 7–5. Đây là trận thua thứ 9 của Verdasco trước Nadal và cho đến nay vẫn chưa thắng đước Nadal 1 trận nào.
Tại 2009 Rolland Garros, Verdasco thắng Nicolás Almagro 6–2, 7–6(4), 7–6(8) nhưng ngay vòng sau để thua Nikolay Davydenko 6–2, 6–4, 6–4.
Tại Wimbledon, anh bị loại ở vòng 4 sau khi thua Ivo Karlović, 7–6(5) 6–7(4) 6–3 7–6(9).


Tại 2009 US Open, anh thắng Tommy Haas 3–6, 7–5, 7–6(8), 1–6, 6–4 ở vòng 4 và đến bán kết thắng John Isner 4–6, 6–4, 6–4, 6–4.

Verdasco thực hiện cú volley trong trận gặp Isner tại Mỹ mở rộng 2009

Tuy nhiện khi lọt tới bán kết, anh gặp Novak Djokovic và để thua với tỷ số 7–6(2),1–6, 7–5, 6–2.

Tại Paris Masters anh thắng Andreas Seppi ở vòng 2 với tỷ số 6–7(3), 6–4, 6–4. Sau đó để thua trước Marin Čilić 6–3, 3–6, 4–6. Lúc này Verdasco đã leo lên vị trí số 7 thế giới và được quyền tham dự ATP World Tour Finals
Tại ATP Tour Finals, Verdasco thua Roger Federer ở trận đầu tiên, 6–4, 5–7, 1–6 và tiếp tụt thua Juan Martín del Potro, 4–6, 6–3, 6–7(1) ở trận thứ 2. Ở trận thứ 3, anh thua Andy Murray 4–6, 7–6(4), 6–7(3) và chính thức bị loại. Verdasco kết thúc năm 2009 vớt tỷ lệ thắng-thua 52–25 và vị trí số 9 thế giới. 2009 là năm đầu tiên Verdasco kết thúc năm trong top 10 tay vợt mạnh nhất.
Ngoài danh hiệu cá nhân, Verdasco còn cùng Feliciano López giành chiến thắng trong trận chung kết Davis cup 2009 trước đội tuyển Czech của Radek Štěpánek và Tomáš Berdych với tỷ số 7–6(7), 7–5, 6–2.


2010[sửa | sửa mã nguồn]


Tại Australian Open, Verdasco là hạt giống số 9 và đã đánh bại Carsten Ball ở vòng 1 với tỷ số 6–7(4), 7–6(1), 7–5, 6–2. Sau đó anh thắng Ivan Sergeyev 6–1, 6–2, 6–2 ở vòng 2. Vòng 3 anh đã có chiến thắng dễ dàng khi Stefan Koubek bỏ cuộc. Vòng 4 anh gặp Nikolay Davydenko và thua 2–6, 5–7, 6–4, 7–6(5), 3–6.
Tại SAP Open ở San Jose, California. Trước khi vòng 1 bắt đầu, anh đánh 1 trận giao hữu với huyền thoại Pete Sampras và thắng 6–3 7–6(2). Vòng 1, anh thắng Yen-Hsun Lu 6–3, 6–7(6), 6–3. Vòng 2 anh thắng Benjamin Becker, 7–5, 6–2, bán kết anh thắng Ričardas Berankis 6–3, 7–6(5). Tứ kết anh thắng Denis Istomin 6–3, 2–6, 6–4. Chung kết, anh thắng Andy Roddick 3–6, 6–4, 6–4 và lên ngôi vô địch.
Tại Acapulco, anh thua Juan Mónaco ở bán kết 7–5, 6–3.
Tại 2010 Monte-Carlo Rolex Masters, với tư cách là hạt giống số 6, anh lọt tới trận bán kết và bất ngờ giành chiến thắng trước Novak Djokovic 6–2, 6–2 và gặp Rafael Nadal ở nhưng bị thất bại thảm hại 6-0,6-1 và sau đó anh lại trở về vị trí số 9 trên bảng xếp hạng ATP
Tại 2010 Barcelona Open, anh thắng Robin Söderling 6–3, 4–6, 6–3 trong trận chung kết và lên ngôi vô địch. Đây là gianh hiệu thứ 5 trong sự nghiệp đánh đơn của anh.
Verdasco là hạt giống số 7 tại Rolland Garros 2010 nhưng đến vòng 4, anh thua Nicolás Almagro.
Sau đó bị loại ngay từ vòng 1 bởi Fabio Fognini 7–6, 6–2, 6–7. 6–4 tại Wimbledon 2010.


Tại US Open 2010, Verdasco thắng lại Fabio Fognini 1-6, 7-5, 6-1, 4-6, 6-3. Sau đó tiếp túc loại Adrian Mannarino sau chiến thắng 6-1, 6-2, 6-2. Vòng 3 anh thắng David Nalbandian 6-2, 3-6, 6-3, 6-2. Vòng 4 anh gặp David Ferrer. Verdasco đã thua trong 2 set đầu nhưng lật ngước thế trận và giành chiến thắng 5-7, 6-7(8), 6-3, 6-3, 7-6(4). Đối thủ tiếp theo của Verdasco là Rafael Nadal, anh một lần nữa thua Nadal 5-7, 3-6, 4-6. Với trận thua này, tỷ số đối đầu giữa 2 tay vợt này đã là Nadal 11-0 Verdasco.


2011[sửa | sửa mã nguồn]


Được xếp hạng hạt giống số 9 2011 Australian Open, Verdasco bắt đầu vòng 1 bằng chiến thắng nhẹ nhàng trước Rainer Schüttler 6-1 6-3 6-2. Ở vòng 2, anh gặp Janko Tipsarevic và để thua 2 set đầu nhưng vẫn thắng ngược 2-6, 4-6, 6-4, 7-6(0), 6-0. Vòng 3, anh thắng Kei Nishikori 6-2, 6-4, 6-3. Verdasco bị loại ở vòng 4 khi thua Tomáš Berdych 6-4, 6-2, 6-3. Theo Verdasco, nguyên nhân anh thua trận đấu này là do anh bị chấn thương cổ chân.



Fernando Verdasco đước đánh giá là tay vợt "máu lửa" và có lối đánh tấn công từ cuối sân (offensive baseliner). Verdasco thuận tay trái nên những cú đánh của anh gây khó khăn cho đối phương trong việc phán đoán hướng bóng. Anh có thể thi đấu tốt trên mọi mặt sân và nguy hiểm trên mặt sân cứng, sân đất nện. Với vũ khí sở trường là cú thuận tay (forehand). Cú thuận tay của Verdasco được đánh giá là một trong những cú thuận tay nặng nhất của các tay vợt hàng đầu thế giới hiện nay. Khả năng di chuyển tốt và thể lực bền bỉ cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh trong lối chơi của anh. Ngoài ra Verdasco còn có một điểm mạnh là anh luôn thi đấu với một tinh thần rất cao, luôn khao khát chiến thắng. Khi bị đối phương dẫn trước với tỷ số rất đậm, Verdasco vẫn sẽ thi đấu hết sức và vẫn có khả năng lộn ngược dòng để giành chiến thắng.

Điểm yếu: Điểm yếu chính của Fernando Verdasco là cú trái tay (backhand) không thực sự hiệu quả, thường bị đối thủ khai thác. Ngoài ra cú giao bóng (service) của anh thiếu tính ổn định, tỷ lệ mắc lỗi giao bóng kép (double faults) cao. Phong độ không ổn định.

Trang phục: Trang phục thi đấu của Fernando Verdasco được tài trợ hoàn toàn bởi công ty adidas (Trang phục thuộc dòng Edge/ClimaCool và giày Barricade V)

Vợt Thời gian đầu, Verdasco sử dụng vợt Tecnifibre. Trong một thời gian ngắn anh dung vợt Yonex và cho đến nay, anh sử dụng vợt Dunlop Biomimetic 300.



Fernando Verdasco bắt đầu chơi tennis từ năm 4 tuổi tại nhà riêng. Năm lên 11 tuổi anh ngừng việc học ở trường và chú trọng việc luyện tập thi đấu chuyên nghiệp. Bố mẹ của Fernando, ông José và bà Olga sở hữu 1 nhà hàng ở Madrid. Verdasco có 2 em gái là Sara và Ana.



Sự nghiệp Granslam[sửa | sửa mã nguồn]


Những trận chung kết đơn nam quần vợt Master Cup (1)[sửa | sửa mã nguồn]


Hạng nhì (1)[sửa | sửa mã nguồn]



Thi đấu đơn (single): 13 (5–8)[sửa | sửa mã nguồn]




Legend (pre/post 2009)
Grand Slam Tournaments (0/0)
Tennis Masters Cup /
ATP World Tour Finals (0/0)
ATP Masters Series /
ATP World Tour Masters 1000 (0/1)
ATP International Series Gold /
ATP World Tour 500 Series (1/2)
ATP International Series /
ATP World Tour 250 Series (4/5)

Titles by Surface
Đất nện (2/4)
Sân Cứng (3/3)
Sân Cỏ (0/1)
Sân Nệm (0/0)




















































































Danh hiệu
STT
Ngày
Giải
Mặt sân
Đối thủ
Tỷ số
Á quân
1.
7 tháng 3 năm 2004
Acapulco
Đất nện
Tây Ban Nha Carlos Moyá
6–3, 6–0
Vô địch
1.
12 tháng 8 năm 2004
Valencia
Đất nện
Tây Ban Nha Albert Montañés
7–6(5), 6–3
Á quân
2.
30 tháng 7 năm 2005
Kitzbühel
Đất nện
Argentina Gastón Gaudio
2–6, 6–2, 6–4, 6–4
Á quân
3.
27 tháng 10 năm 2007
St. Petersburg
Sân cứng (i)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray
6–2, 6–3
Á quân
4.
22 tháng 6 năm 2008
Nottingham
Sân cỏ
Croatia Ivo Karlović
7–5, 6–7(4), 7–6(8)
Vô địch
2.
20 tháng 7 năm 2008
Umag,
Đất nện
Nga Igor Andreev
3–6, 6–4, 7–6(4)
Á quân
5.
5 tháng 1 năm 2009
Brisbane
Sân cứng
Cộng hòa Séc Radek Štěpánek
3–6, 6–3, 6–4
Vô địch
3.
29 tháng 8 năm 2009
New Haven
Sân cứng
Hoa Kỳ Sam Querrey
6–4, 7–6(6)
Á quân
6.
4 tháng 10 năm 2009
Kuala Lumpur
Sân cứng (i)
Nga Nikolay Davydenko
6–4, 7–5
Vô địch
4.
14 tháng 2 năm 2010
San José
Sân cứng (i)
Hoa Kỳ Andy Roddick
3–6, 6–4, 6–4
Á quân
7.
18 tháng 4 năm 2010
Monte Carlo
Đất nện
Tây Ban Nha Rafael Nadal
6–0, 6–1
Vô địch
5.
25 tháng 4 năm 2010
Barcelona
Đất nện
Thụy Điển Robin Söderling
6–3, 4–6, 6–3
Á quân
8.
22 tháng 5 năm 2010
Nice
Đất nện
Pháp Richard Gasquet
6–3, 5–7, 7–6(5)



No comments:

Post a Comment