Wednesday, August 29, 2018

Tìm hiểu kiến trúc đình làng cổ của người dân Bắc Bộ Việt Nam


Từ thời xa xưa, khi nhắc đến đình làng người ta biết ngay đây vốn là nơi thờ thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân. Được biết đến là một trong những công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, đình làng lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đình làng vẫn giữ nguyên những nét đẹp vốn có của nó và là một nơi thờ cúng linh thiêng. Tuy nhiên trong bài viết này hãy cùng Vietnamarch đi sâu vào tìm hiểu kiến trúc đình, đền làng cổ của người dân Bắc Bộ.

>>xem thêm: Tìm hiểu kiến trúc ngôi đình cổ nhất Việt Nam.

Tìm hiểu kiến trúc đình làng cổ của người dân Bắc Bộ tại Việt Nam

Đình làng là nơi thờ hoàng thành và cũng là nơi hội họp của người dân.

1.Tổng quan đình làng Bắc Bộ Việt Nam.

1.1.Lịch sử hình thành đình làng Bắc Bộ.

Từ thời Hùng Vương dựng nước, đình làng xuất hiện dưới hình thức chòi nghỉ dạng nhà sàn. Đến thế kỉ X thì dân ta phát triển thành đình Trạm và tiếp tục được xây dựng phổ biến vào thời Lý – Trần nhằm phục vụ các chuyến vi hành của nhà vua. Vào thế kỉ XV dưới thời các vua Lê thì khái niệm đình làng lúc này mới xuất hiện và giữ vai trò là trung tâm của làng xã. Đầu thế kỉ XIX, đình làng bắt đầu mở rộng vào phía Đàng Trong.

đình làng thời hùng vương.

Kiến trúc Đình làng thời hùng vương.

1.2.Vị trí xây dựng đình làng Bắc Bộ.

Đình thường được xây dựng tại địa điểm là trung tâm của làng, không gian thoáng đãng, có sông nước. Đây là một trong những yếu tố phong thủy trong kiến trúc xây đình cổ truyền giúp đình làng là địa điểm trung tâm.

nước là yếu tố phong thủy không thể thiếu.

Giếng nước, ao làng là yếu tố phong thủy không thể thiếu trong mỗi ngôi đình, đền.

1.3.Chức năng của đình làng.

Đình làng là một thiết chế văn hóa – tín ngưỡng tổng hợp, có 3 chức năng: Tín ngưỡng, hành chính, văn hóa. Cả 3 chức năng này đan xen nhau, hòa quện vào nhau tạo nên những nét độc đáo của đình làng Bắc Bộ. Chính vì vậy Đình làng thường rất rộng, quy mô lớn, người xưa hay có câu ” to như cái đình làng”

lễ hội đang diễn ra ngay trong sân đình.

Lễ hội đang diễn ra ngay trong sân đình.

2.Yếu tố cảnh quan của đình làng Bắc Bộ.

2.1.Cây xanh – mặt nước.

Yếu tố “thủy” rất quan trọng trong mỗi ngôi đình. Nếu không có được ao hồ thiên nhiên thì dân làng có thể đào giếng khơi để có mặt nước phía trước đình cho đúng thế “tụ thủy” vì họ cho đó là điểm thịnh mãn của làng. Đình làng thường có kết cấu bằng gỗ và nghiêng về kiểu trang trí, trạm khắc. Mặt nước giúp cho khí hậu bên trong đình được cải thiện rất nhiều, yếu tố dương(đình) và âm(mặt nước) điều hòa lẫn nhau.

mặt hồ nước trong xanh trước đình làng.

Mặt hồ nước trong xanh trước đình làng.

Giếng làng xuất hiện ngay từ khi ngôi đình được thành lập. Nó không chỉ là nguồn cung cấp nước trong mát mà còn là nơi gặp mặt, chuyện trò của mọi người trong làng, là hình ảnh đẹp về quê hương trong trí nhớ của người xa quê. Nước giếng còn được dùng để cúng lể trong các ngày lễ hội.

giếng làng gắn liền với các nghi lễ cúng bái.

Giếng làng gắn liền với các nghi lễ cúng bái.

Đình làng thường được xây dựng trên một thế đất cao đẹp, xung quanh cây cối xanh tươi, vút lên là cây đa nghiêng ngả cùng đất trời. Các cây cổ thụ thường được trồng phía sau và hai bên đình, bao bọc lấy cả kiến trúc ngôi đình tạo nên nền cảnh của cảnh quan đình làng , đồng thời cây cối tạo bóng mát cho sân đình và điều hòa khí hậu.

cây đa quen thuộc trong mỗi ngôi đình.

Cây đa quen thuộc trong mỗi ngôi đình.

2.2.Sân đình.

Sân đình là khoảng không gian được giới hạn từ cổng ngõ đến tòa đình chính. Bao gồm bình phong, miếu thờ và sân rộng được lát gạch đỏ. Tuy nhiên tấm bình phong và miếu thờ thì chỉ xuất hiện rộng rãi ở khu vực miền Trung và Nam Bộ. Sân đình là nơi tập trung dân làng vào các mùa lễ hội, là nơi trung tâm của các nghi lễ cúng bái và các trò chơi dân gian.

sân đình được xây dựng rất rộng làm chỗ tụ họp của dân làng.

Sân đình được xây dựng rất rộng làm chỗ tụ họp của dân làng.

Cổng của đình làng thường được thiết kế theo kiến trúc cổng tam quan tức là có 3 lối vào đình. Nhưng không phải đình làng nào cũng xây dựng cổng tam quan mà mỗi địa phương, xã lại có kiểu xây cổng khác nhau.

cổng tam quan - kiểu thiết kế quen thuộc trong kiến trúc truyền thống.

Cổng tam quan – kiểu thiết kế quen thuộc trong kiến trúc truyền thống.

3.Mái đình – hiên – sàn của đình làng Bắc Bộ.

Đình làng Bắc Bộ thường có mái, hành lang và hiên rất rộng. Hiên là không gian đệm không thể thiếu trong đình truyền thống. Nó là không gian đệm hoàn hảo nhằm cân bằng 2 yếu tố âm dương ngôi nhà. Hiên giữ vai trò chuyển tiếp giữa 2 không gian kín và mở giúp cho ngôi đình tạo đường nét cổ kính bao quanh mái đình.

mái hiên rất rộng, cong vút.

Mái hiên rất rộng, cong vút.

Các đình làng hiện nay thường có bộ mái lớn, đồ sộ, xòe rộng che kín ngôi kiến trúc để tránh nắng mưa có thể làm hại công trình và có thể tránh những trận bảo khủng khiếp có thể làm tốc mái đình. Phổ biến nhất là mái ngói, mái ngói đã trở thành hình ảnh điển hình trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Mái ngói cùng hệ kết cấu khung gỗ là một sự kết hợp tuyệt vời giữa 2 loại vật liệu và giữa kiến trúc và điêu khắc.

mái đình đồ sộ, xòe rộng che kín ngôi đình.

Mái đình đồ sộ, xòe rộng che kín ngôi đình.

Sàn của kiến trúc đình được tôn lên cao và kế thừa kiểu thức nhà sàn truyền thống của dân tộc vừa để tạo sự trang trọng vừa là để chống lũ lụt, ẩm ướt và mối mọt.

sàn của đình được tôn lên cao.

Sàn của đình được tôn lên cao.

4.Vật liệu xây dựng và điêu khắc trang trí của đình làng Bắc Bộ.

Những vật liệu thường được sử dụng trong xây dựng đình làng gồm: gỗ, đá, gạch đất nung, ngói đất nung, vữa truyền thống. Đình làng được dựng bằng những cột gỗ lim to tròn, thẳng tắp được đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim.

vật liệu xây dựng thường được sử dụng là gỗ.

Vật liệu xây dựng thường được sử dụng là gỗ, mái lợp ngói đỏ vẩy rồng.

Các nghệ nhân đã hóa thân cho các khối gỗ thành các tác phẩm tạo hình: hoa lá, mây trời, rồng phượng, các con thú và các cảnh hoạt động của con người như làm ruộng, người uống rượu, người cưỡi hổ, người cưỡi ngựa. Hệ thống cột cái ở gian chính điện đình được làm bằng gỗ quí. Các kiến trúc gỗ trong đình là những tác phẩm trạm khắc tinh xảo với nhiều đề tài phong phú.

tim-hieu-kien-truc-dinh-lang-co-cua-nguoi-dan-bac-bo-tai-viet-nam_14

Hình ảnh trạm khắc đầu rồng tinh xảo của các nghệ nhân – thường thấy tại kiến trúc đình, đền Bắc Bộ.

Hiện nay các ngôi đình cổ nguyên vẹn còn khá ít, đa số đã được người dân địa phương trùng tu, xây dựng lại…Một số ngôi đình cổ hiện được bảo tồn đó là:

Đình Chèm thuộc Từ Liêm – Hà Nội, Đình Tiền Lệ thuộc Hoài Đức – Hà Nội, Ngôi đình Tân Đông thuộc tỉnh Tiền Giang, ngôi đình làng Quang Lạn thuộc Vân Đồn – Quảng Ninh, Đình Thụy Phiêu thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội, đình Lỗ Hạnh thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, đình Tây Đằng thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Đình Phù Lưu thuộc Tiên Sơn, Bắc Ninh. Đình An Cố thuộc Thái Bình, Đình Kiền Bái thuộc Hải Phòng, Đình Vân Thị thuộc tỉnh Ninh Bình. Đình Thổ Tang thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Đình Thổ Hà thuộc tỉnh Bắc Giang. Đình Hoành Sơn thuộc tỉnh Nghệ An. Đình thần Hưng Long thuộc tỉnh Bình Phước…

5. Liên hệ đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc đình, đền.

Vietnamarch chúng tôi là công ty chuyên tư vấn thiết kế các công trình kiến trúc tâm linh, kiến trúc truyền thống. Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới nếu ban có nhu cầu muốn thiết kế nhà thờ họ, nhà gỗ, chùa chiền, đình đền, lăng mộ…

VPTK: Tầng 2 – 61 Nguyễn Xiển,Hà Nội,Việt Nam

Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297

Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6 8h30 – 12h30 T7

Website: vietnamarch.com.vn

Lượt xem: 926

No comments:

Post a Comment