Người ta đồn đoán rằng có một ngôi đình cổ nhất tại Việt Nam có niên đại cách đây hơn 2000 năm. Theo chân những người đi tìm lịch sử hình thành ngôi đền, chúng tôi tìm đến xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội để đến thăm quan một ngôi đình mà người dân vẫn quen gọi từ bao đời nay là Đình Chèm. Đây là một công trình nổi tiếng với kiến trúc ngoài cổ kính, các đường nét trạm khắc nghệ thuật độc đáo thể hiện rõ niên đại ngàn tuổi. Đình Chèm thờ đức Thánh làng Chèm hay có tên gọi khác là Thượng đẳng Thiên Vương Lý Ông Trọng – một nhân vật rất đặc biệt sống vào thời Hùng Duệ Vương. Theo chân các kiến trúc sư Vietnamarch tìm hiểu lịch sử và kiến trúc đình chèm.
>>xem thêm: kiến trúc ngôi đền lịch sử Bà Chúa Kho.
Mặt chính diện ngôi đình Chèm.
1.Lịch sử hình thành ngôi đình Chèm.
Theo lời kể của người trông giữ ngôi đình thì Lý Ông Trọng tức Lý Thân sống vào thời Hùng Duệ Vương, mất vào thời An Dương Vương. Từ bé đến lớn, Lý Thân tỏ ra là một nhân tài xuất chúng. Ông không chỉ thông minh mà còn văn võ song toàn, có tính hiếu nghĩa và cương trực. Ông lĩnh ý Phủ Quốc Oai đi dẹp tan giặc Ai Lao, lập được nhiều công lao. Lý Thân vừa là người có công giúp Thục Phán đánh đuổi quân Tần, vừa là người giúp Tần Thủy Hoàng đánh đuổi giặc Hung Nô được vua Tần tin yêu gả công chúa cho và ngỏ ý muốn giữ ông ở lại nhưng ông đã từ chối và đem theo vợ con về nước. Sau khi về nước, vua Thục An Dương Vương phong tước ông làm Đại Vương để cùng vua giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Về sau, để tưởng nhớ công đức của Đại Vương mà dân làng đã lập đền thờ cho ông tại Đình Chèm.
Đình Chèm có niên đại cách đây hơn 2000 năm.
2.Nét kiến trúc cổ bên trong đình Chèm.
2.1.Tìm hiểu các công trình bên trong đình Chèm.
Theo đánh giá của các chuyên gia khảo cổ học thì đình chèm được xây dựng từ thế kỉ VII, là công trình có kiến trúc nội công ngoại quốc, thiết kế cung phu, các đường nét kiến trúc được trạm khắc tinh xảo và có tính nghệ thuật cao. Bởi vậy mà công trình kiến trúc tam quan được trạm khắc đầy đủ tứ linh: long, ly, quy, phượng, cổng tam quan được tạo thế vững chắc với 4 cột trụ cao và 2 cột cờ đứng có hướng nhìn ra sông hồng.
Kiến trúc nội công ngoại quốc.
Tam quan trong được xây theo kiến trúc truyền thống với 3 gian, 4 mái, 3 cửa chính và 2 cửa phụ, phía sau là sân chính của đình với 2 nhà bia và các cây cảnh. Nổi bật nhất trong kiến trúc của đình Chèm là khu nhà bia, sân đình, tả hữu mạc, phương đình 8 mái và tòa đại bái, hậu cung được kết nối với nhau thành hình chữ công.
Bàn thờ Lý Ông Trọng.
2.2.Tìm hiểu kiến trúc bên trong đình Chèm.
Đi sâu vào tìm hiểu kiến trúc bên trong đình, chúng tôi được tận mắt chứng kiến những nét trạm trổ tinh vi, nghệ thuật hình tượng điêu khắc cũng rất hoa mỹ với nhiều những hình thù như: rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước mang đậm nét kiến trúc thời Lê Trung Hưng. Ngoài ra còn có án thờ, sập thờ, long ngai, bài vị, khám thờ vợ chồng ông Trọng và các tượng chầu được sắp xếp ngay ngắn theo trụ hoàng đạo Đông, Bắc, Tây, Nam. Hiện nay trong đình vẫn còn lưu giữ lại được những bức chạm khắc bằng gỗ mang đậm dấu ấn nghệ thuật thế kỉ 18.
Những nét trạm trổ tinh vi, đầy tính nghệ thuật.
Độc đáo nhất vẫn là 2 pho tượng vợ chồng Lý Thân đặt long trọng gian trong cùng của hậu cung được tạc bằng gỗ sơn son thiếp vàng vào năm 1888. Rất nhiều sử sách ghi chép lại cho biết chiều cao của bức tượng Thượng Đẳng Thiên Vương cao 2 trượng và tượng Hoàng Phi Bạch Tỉnh Cung cao 1,8 trượng. Bên cạnh đó chúng tôi còn được tận mắt sờ vào chiếc lư hương cổ ngàn năm tuổi, hệ thống máng nước mưa được đúc bằng đồng năm 1748 và nhiều đồ vật mang tính lịch sử cực kì quý hiếm khác. Hiện tại trong đình vẫn còn lưu giữ được cuốn sách chữ Hán rất cổ ghi lại các lễ nghi, văn tế, các cách đắp tượng dưới thời Nguyễn và nhiều những ghi chép khác diễn ra trong thời Nguyễn như việc vua Nguyễn phong thần cho Lý Ông Trọng,….
bài vị thờ Thượng Đẳng Thiên Vương và Hoàng Phi Bạch Tỉnh Cung.
Đình Chèm nằm cạnh sông Hồng nên thường xuyên bị lũ lụt đe dọa. Bởi vậy mà vào năm 1903 đình được kiệu lên cao thêm 2,4m chỉ bằng các đạo cụ nhà nông. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn với nhiều những hiện vật có giá trị lịch sử cao được kiệu lên ngang với mặt đê sông Hồng. Đến năm 1990, đình Chèm được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Bát hương được đúc bằng đồng.
3.Hội làng đình Chèm.
Cứ từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch hàng năm, người dân lại nô nức tổ chức hội Chèm để rước Lý Ông Trọng về đình cầu mong những điều tốt lành cho làng. Hầu hết các nghi thức của buổi lễ đều được tổ chức tại chính giữa sân đình. Có rất nhiều người đến xem trong đó có các quan viên và dân làng bởi đây là một lễ hội lớn của cụm làng ven sông Hồng.
Hội làng Chèm được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch hàng năm.
4.Liên hệ tư vấn thiết kế kiến trúc đình đền.
Với chặng đường gần 15 năm đồng hành cùng khách hàng thiết kế nên những công trình kiến trúc truyền thống, chúng tôi tự tin là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế các công trình như nhà thờ họ, nhà gỗ, chùa chiền, đình đền, lăng mộ. Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ ở dưới để nhận được những tư vấn sớm nhất.
VPTK: Tầng 2 – 61 Nguyễn Xiển,Hà Nội,Việt Nam
Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0904.183.097 (24/7)
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6 8h30 – 12h30 T7
Website: vietnamarch.com.vn
Lượt xem: 209
No comments:
Post a Comment